Kiến thức hữu ích

Vai trò của cha mẹ trong sự phát triển của trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Trẻ học hỏi mọi thứ xung quanh như thế nào?
Khi trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi là bắt đầu biết nho miệng cười, biết ê a khi nhìn ngắm những sự vật, đối xung quanh mình, đây chính là thời điểm trẻ đang nhớ những sự vật, những hình ảnh đó vào não. Tự học nào không biết, bất kỳ lời nào mẹ nói, hành động nào mà làm trẻ đã nhập tâm vào trong đầu trẻ. Chính vì thế ở thời kì này việc mẹ có trở thành người bạn trò chuyện mỗi khi trẻ em muốn nói chuyện hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
 
Trên báo có kể lại một câu chuyện thực tế như thế này. Có một đôi vợ chồng trẻ lúc sinh cậu con trai đầu lòng thì vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ chỉ vẻn vẹn có 10 mét vuông. Chính vì phòng nhỏ nên cả mẹ và bé đều quan sát được nhau, để tránh nhàm chán thì người mẹ rất hay nói chuyện với con kể cả khi đang làm việc, và đương nhiên mọi lời nói của mẹ đều vắng đến tai cậu bé. Sau đó gia đình ấy chuyển sang một ngôi nhà khác lớn hơn và phòng cũng nhiều hơn, rồi cô em gái ra đời. Thế nhưng với đứa bé gái thì mẹ lại để bé ở trong phòng rất xa khu bếp nên hầu như những lúc ấy hai mẹ con không thể trò chuyện với nhau được. Chính vì sự khác biệt về môi trường giao tiếp với mẹ như vậy mà người anh khi được 7,8 tháng tuổi đã có thể phát âm những từ có nghĩa, trong khi cô em gái dù đã qua 10 tháng nhưng lại chỉ vì bộ toàn những từ không có ý nghĩa. Hơn thế nữa, đó ngược với người anh hiếu động do được nuôi dạy tình yêu thương thông qua những giao tiếp với mẹ từ khi mới sinh ra, thì người em gái lại rất ít nói.
 
Câu chuyện này đã chứng tỏ cho các bậc cha mẹ thấy sự khác biệt rất lớn về trí tuệ lẫn tâm hồn giữa những trẻ mà cha mẹ như là “người bạn trò chuyện” và những trẻ bị bỏ rơi ở giai đoạn này.
 
 
Khi trẻ ê a thì hãy trò chuyện
Trong cuốn sách từng bán chạy nhất tại Mỹ với tựa đề “Cách mạng giáo dục trẻ thơ” đã đề cập đến phương pháp dạy trẻ tuổi ấu thơ như sau. Nhóm nghiên cứu chương trình thử nghiệm cho những giáo viên mầm non đã qua lớp huấn luyện đặc biệt về kĩ năng nuôi dạy trẻ nhỏ đến thăm những nhà trẻ hoặc các gia đình và tiến hành dạy các em nhỏ. Ở thủ đô Washington, họ cũng đã làm thử nghiệm như vậy. Họ cho các giáo viên mầm non này đến nhà của 30 trẻ nhỏ trong độ tuổi 15 tháng tuổi ở khu phố ổ chuột của người da đen. Ngoại trừ ngày chủ nhật ra thì mỗi ngày những giáo viên mầm non này đều dành khoảng 1 giờ để chơi đùa và nói chuyện với từng em nhỏ. Tiến sĩ tâm lí học R. Shaffer đã giải thích đây là phương pháp kích thích sự tăng trưởng trí não của trẻ bằng việc tập trung vào việc phát huy năng lực ngôn ngữ cho trẻ.
 
Sau đó vị giáo sư này còn làm một thí nghiệm khác như sau: Ông gửi 9 phụ nữ trẻ đến thăm những gia đình có con nhỏ ở độ tuổi 14 tháng tuổi và cũng thực hiện những bài học giống như những giáo viên mầm non kia. Khi các em được 27 tháng tuổi, kết quả kiểm tra đã cho thấy chỉ số IQ của các bé này cao hơn những trẻ bình thường khác từ 10 đến 15 điểm, và ở tất cả các hạng mục liên quan đến ngôn ngữ các em đều có kết quả xuất sắc.
 
 
Câu chuyện về thí nghiệm thực tế ở trên đã mở ra những giải pháp cải thiện nuôi dạy con dành cho những gia đình nghèo, khi người mẹ phải đi làm mà không có điều kiện ở nhà chăm con. Đó là việc giao tiếp, trò chuyện với con dù chỉ một chút thời gian cũng là những kích thích tuyệt vời giúp trẻ phát triển trí tuệ. Thậm chí, thí nghiệm trên còn chỉ ra một điều rằng chỉ với một người xa lạ đến chơi với trẻ mà đã đem lại hiệu quả rõ rệt, huống hồ với các bậc cha mẹ vốn dạt dào tình yêu thường chỉ cần bỏ chút công phu thì hiệu quả sẽ còn cao hơn gấp bội.
 
Để hỗ trợ trẻ phát triển tốt trong giai đoạn 0-3 tuổi, các bậc cha mẹ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, phải thường xuyên học tập để có kiến thức và phương pháp nuôi dạy trẻ, đồng thời phải luôn rèn luyện đạo đức, gương mẫu trong lối sống và luôn dành cho trẻ những tình cảm yêu thương trìu mến.
Hỏi và đáp (0)
X

Nhập thông tin đăng ký