Kiến thức hữu ích

Kích thích tư duy của trẻ qua những trò chơi thú vị

Đất nặn, gấp hình và cắt giấy, những trò chơi mộc mạc mà nuôi dưỡng tính sáng tạo cho trẻ 
Tôi đã đề cập đến tiêu chí của đồ chơi cho trẻ là nên tránh những thứ đã hoàn thiện sẵn có trên thị trường, những đồ chơi không chỉ đẹp về hình thức, mà phải bao gồm những thứ kích thích xúc giác, sờ vào thấy thích thú. Để đáp ứng được tiêu chí này, những đồ chơi như thế nào là thích hợp hơn cả? 
 
Tôi đã quan sát xung quanh và nhận ra rằng những đồ chơi mới nhất đang bày bán trên thị trường thua xa những đồ chơi đơn giản mộc mạc truyền thống lâu đời của Nhật Bản. Một trong số đó chính là đất nặn, gấp hình (Origami) và cắt giấy (Kirigami). Các đồ chơi này mang một đặc điểm chung, nếu để nguyên như vậy đó. thuần chủng chẳng có hình thù đặc sắc gì, chỉ là một nguyên liệu. Chính sự công phu và sáng tạo của trẻ sa tạo nên những hình thù độc đáo và ngộ nghĩnh. Vì thế những trò chơi tưởng chừng mộc mạc này mới là Công cụ kích thích sự phát triển tư duy tột bậc của trẻ, khi mà bộ não của chúng đang trong quá trình được hoàn thiện từng ngày.
 
 
Cách nuôi dưỡng đứa trẻ qua những trò chơi
Giả sử ta đưa cho một đứa trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 1 tuổi một ít đất nặn và giấy gấp hình, đương nhiên, trẻ không thể gấp hay nặn ra một hình thì có nghĩa nào cả, chỉ đơn thuần cầm nắm, cấu xé. Những cử chỉ không có bất kì một ý đồ nào này tưởng chừng vô ích, nhưng không phải như vậy. Bạn thử nghĩ mà xem cục đất nặn, mảnh giấy gấp sau một hồi bị trẻ nghịch ngợm, đương nhiên sẽ biến dạng. Hình thì hoàn toàn khác với trạng thái ban đầu này hiện ra trước mắt trẻ, đây hẳn là một sự khám phá mới mẻ, một trải nghiệm quý báu với trẻ.
 
Bằng thú chơi này, trẻ sẽ biết “nhớ” dần những cảm nhận xúc giác, niềm thích thú khi động chạm vào cục đất mảnh giấy như thế nào, để rồi lặp đi lặp lại thao tác đo nhiều lần. Trẻ sẽ học được một cách trực quan mối quan hệ tương quan giữa việc dùng tay chạm vào vật và vật đó biến dạng.
 
Dần dần trẻ sẽ nhận thức ra rằng chỉ bóp qua đi cục đất sét, vò nhàu hay xé vụn tờ giấy gấp khó giây gấp không còn thú vị nữa, trẻ sẽ bắt đầu biết trải rộng cục đất ra, và “Đây là cái đĩa”, gấp hai mép tờ giấy lại “Đây là con thuyền”, cứ như thế trẻ sáng tạo thêm nhiều hình thù khó hơn. Chính những cách chơi này là những hạt giống giúp trẻ phát triển khả năng đa dạng của bản thân, đáp ứng với những nhu cầu ngày càng cao ứng với mỗi giai đoạn phát triển. Tất cả đều bắt đầu từ những việc tưởng chừng đơn giản nhất.
 
 
Một đứa trẻ được làm quen với đất nặn từ sớm và một đứa trẻ không như vậy, giữa hai đứa trẻ này khi lớn lên sẽ khác nhau hoàn toàn về khả năng tạo hình khối. Vấn đề không nằm ở chỗ quen hay không quen, thích hay không thích, mà chính trò chơi nặn đất và gấp hình đã hình thành sự khác nhau về cấu trúc trong não, về óc sáng tạo của hai đứa trẻ. Trò chơi này còn đi liền với rèn luyện độ khéo léo của đôi bàn tay cũng như năng lực mô phỏng sự vật của trẻ.
 
Việc áp dụng và lồng ghép các bài học vào các trò chơi sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên trong tâm trạng đầy hứng khởi. Do đó, cha mẹ hãy linh động khi cho trẻ chơi những trò chơi kích thích trí thông minh kể trên, giúp con trẻ phát triển toàn diện về tư duy, thể chất lẫn tinh thần.
Hỏi và đáp (0)
X

Nhập thông tin đăng ký